Sắt - Quan Trọng Như Thế Nào Đối Với Sức Khỏe Của Bạn: Khi Nào Cơ Thể Cần Bổ Sung Sắt

admin
Thứ Tư, 23/08/2023

Sắt là một nguyên tố phổ biến có trong tự nhiên, nó tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Nguyên tố sắt có nhiệm vụ quan trọng trong việc tổng hợp DNA, đóng vai trò trong việc vận chuyển oxy, hô hấp sản xuất ra năng lượng oxy hóa và bất hoạt các gốc tự do gây hại. Sắt viết tắt là Fe tham gia chủ yếu vào quá trình hình thành hồng cầu, giúp tăng cường sự tập trung của não bộ.

I. Vai Trò Của Sắt Đối Với Cơ Thể:

 1.Sắt giúp cho các tế bào hồng cầu luôn khỏe mạnh

Một trong những yếu tố giúp cho các tế bào hồng cầu khỏe mạnh chính là nhờ vào hàm lượng sắt trong cơ thể. Thành phần chính của tế bào hồng cầu chính là hemoglobin và sắt đóng vai trò chính tham gia vào quá trình tổng hợp nên thành phần protein giàu sắt này. Hemoglobin góp phần quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu di chuyển tới các mô.

Theo rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 70% lượng sắt tìm thấy trong cơ thể có mặt tại các tế bào hồng cầu mà tế bào lại chiếm tới ¼ tế bào trong cơ thể. Đối với người trưởng thành, cung cấp ít nhất 18 mg sắt/ngày (đối với nữ) và 8 mg/ngày (đối với nam) là quan trọng.

Thiếu sắt gây nên tình trạng cơ thể mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống, thường xuyên ốm yếu, uể oải. Thậm chí, nếu lượng hồng cầu quá ít trong khi lượng bạch cầu nhiều hơn sẽ dẫn tới bệnh bạch cầu ác tính cực kỳ nguy hiểm

2. Sắt hỗ trợ tăng cường chức năng nhận thức ở con người

Sắt góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nhận thức của con người nhờ sự vận chuyển oxy tới các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ. Khi oxy được lưu thông và đưa tới não bộ sẽ kích thích hoạt động của não, tăng cường nhận thức và thực hiện các chức năng của não bộ.

Các chuyên gia cũng chứng minh rằng não bộ sử dụng tới 20% lượng oxy trong cơ thể và nhờ đó, chúng sẽ được cung cấp đầy đủ oxy, tăng cường sản sinh nơ ron thần kinh mới. Bởi vậy mà nhiệm vụ của sắt trong việc kích thích não bộ, tăng cường chức năng nhận thức là vô cùng quan trọng.

Nếu người bị thiếu oxy lên não sẽ khiến trí tuệ kém minh mẫn, làm việc không có sự tập trung. Đặc biệt, với những người thường xuyên căng thẳng, làm việc dưới áp lực lớn sẽ gây nên tình trạng tiếp thu kém, não bộ hoạt động kém hiệu quả, làm giảm hiệu suất công việc.

3. Sắt giúp cải thiện hệ thống miễn dịch

Khi cơ thể được cung cấp đủ hàm lượng sắt theo nhu cầu sẽ giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. Ngược lại, nếu cơ thể bị thiếu hụt sắt sẽ làm cho cơ thể phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Trong cơ thể, tế bào bạch cầu, tế bào T-Lymphocytes đóng vai trò ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Mà các tế bào này lại được nuôi dưỡng bởi sắt. Cho nên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ khiến cơ thể phải đối diện với bệnh tật, sức đề kháng kém, dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh…

Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta bổ sung sắt một cách quá mức. Điều này cũng sẽ dẫn tới trở ngại lớn cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, đúng chức năng.

4 .Sắt giúp duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả

Thông qua thực phẩm được cơ thể tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành các dạng năng lượng để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, hoạt động và làm việc hiệu quả. Sắt đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và phân phối năng lượng đó đi tới các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Do vậy, nếu thấy hiện tượng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng tức là bạn đang có nguy cơ thiếu sắt và cần phải bổ sung kịp thời.

5. Vai trò của sắt trong việc cải thiện cơ bắp

Có tới 70% hàm lượng sắt trong cơ thể được tìm thấy trong hemoglobin và myoglobin. Nếu như hemoglobin tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đi tới các mô của cơ thể thì myoglobin có nhiệm vụ vận chuyển, lưu trữ, giải phóng oxy trong các tế bào ở cơ bắp.

Vai trò của sắt góp phần cực kỳ quan trọng trong việc phát triển cơ bắp, giúp các khối cơ rắn chắc, mạnh mẽ. Đặc biệt, với nam giới thì việc cung cấp đủ hàm lượng sắt cho cơ thể sẽ thúc đẩy sự phát triển của các khối cơ, tăng thêm phong độ và bản lĩnh. Các khối cơ có săn chắc hay không và hồi phục nhanh chóng hay không còn phụ thuộc vào quá trình vận chuyển oxy của hemoglobin đến các tế bào nhanh hay chậm. Nó quyết định tới sự co của cơ bắp, giúp đấng mày râu không bị mệt mỏi sau khi tập luyện và nhanh chóng hồi phục sau tổn thương.

Khi cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết tham gia vào quá trình hình thành cơ bắp sẽ khiến cho con người không đủ sức hoạt động. Việc thiếu hụt sắt cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, cảm cúm…

II. Dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu sắt

Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của con người. Chỉ khi cơ thể được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết mới mang lại sức khỏe tốt, đẩy lùi bệnh tật và tăng cường đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu sắt mà ai cũng nên biết.

  • Da nhợt nhạt, thiếu sức sống: Đây được cho là biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở những người bị thiếu sắt. Khi thiếu sắt tức là cơ thể bị thiếu máu sẽ khiến cho lượng hemoglobin không đủ làm cho da nhợt nhạt, xanh xao. Biểu hiện ở khắp các vị trí của cơ thể hoặc chỉ ở một số vùng như da mặt, móng tay, mặt, chân răng và nướu, mặt trong của môi, mí mắt…
  • Cơ thể mệt mỏi: Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ không tạo ra đủ hemoglobin cho hồng cầu dẫn tới việc vận chuyển oxy từ phổi tới các tế bào trong cơ thể không được đảm bảo. Chính bởi vậy mà tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp oxy cho cơ thể dẫn tới tình trạng quá sức, gây mệt mỏi bất thường.
  • Gặp phải triệu chứng đau tức ngực, khó thở: Khi cơ thể bị thiếu sắt sẽ khiến huyết sắc tố thấp hơn, làm giảm nồng độ oxy tại các tế bào. Lúc này, phổi cũng phải tăng cường hiệu suất làm việc để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Đó là lý do khiến người thiếu hụt sắt có thể bị đau tức ngực, khó thở.
  • Chóng mặt và đau đầu: Sắt tham gia vào quá trình giúp vận chuyển oxy lên não nhưng khi bị thiếu hụt sắt sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn. Não không được cung cấp đủ oxy sẽ làm giãn các mạch máu, gây nên tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và không thể tập trung làm việc được.
  • Lưỡi, miệng nhợt nhạt và kèm theo sưng, đau nhức: Cơ thể thiếu oxy do thiếu hụt sắt sẽ làm suy giảm myoglobin gây sưng và đau lưỡi. Trong khi đó,  myoglobin chính là protein trong mô cơ của lưỡi liên kết với oxy.
  • Móng tay dễ bị đứt gãy: Tình trạng này khá hiếm gặp và được gọi là koilonychia. Nó khiến cho móng tay dễ bị đứt gãy, móng cũng bị khô hơn bình thường.
  • Tóc và da khô: Một trong những dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt là tình trạng da, tóc bị khô, thậm chí là gãy rụng.
  • Tim đập nhanh: Dấu hiệu này không được xuất hiện phổ biến ở những người bị thiếu sắt nhưng cũng không nên bỏ qua. Do sự thiếu hụt sắt dẫn tới oxy không cung cấp đủ khiến tim phải hoạt động liên tục để bù đắp lượng oxy thiếu hụt. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra suy tim.

III. Đối tượng nào cần bổ sung sắt?

Dưới đây là một số nhóm người thường xuyên gặp tình trạng thiếu sắt:

  • Phụ Nữ Mang Thai và Cho Con Bú: Tăng nhu cầu sắt trong thai kỳ và khi cho con bú làm cho phụ nữ trong giai đoạn này dễ dàng bị thiếu sắt. Thai kỳ đòi hỏi lượng sắt lớn để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và chuẩn bị cho sự cho con bú sau này.
  • Trẻ Em và Thiếu Niên: Trẻ em và thiếu niên đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng và cơ thể cần lượng sắt cao để hỗ trợ sự phát triển và tạo máu mới. Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và thể chất.

  • Người ăn chế độ ăn kiêng hoặc có thói quen ăn không đủ đa dạng: Những người không tiêu thụ đủ các nguồn thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như thịt đỏ, cá, hạt, đậu, và rau xanh, có nguy cơ cao bị thiếu sắt.

  • Người chảy máu nhiều: Những người có xuất huyết dài hạn, chẳng hạn như phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài, có thể bị thiếu sắt do mất mát sắt liên tục qua máu.

  • Người mắc các bệnh lý hấp thụ: Các bệnh lý đường tiêu hóa có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt trong ruột, dẫn đến thiếu sắt.

IV Bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào?

Vai trò của sắt đối với cơ thể là vô cùng quan trọng và nó cực kỳ cần thiết để giúp nâng cao sức khỏe cho con người. Khi bị thiếu hụt lượng sắt cần thiết, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi và phải đối mặt với nhiều nỗi lo bệnh tật.

Bảng Nhu cầu Sắt khuyến nghị

                       (Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, 2016)

Nhu cầu về sắt được áp dụng theo khuyến nghị của FAO/WHO 2004, SEA-RDAs 2005 được tính toán dựa trên bốn cấp độ giá trị sinh học của sắt trong khẩu phần ăn và thay đổi nhu cầu sắt ở phụ nữ có kinh nguyệt và hiệu chỉnh theo cân nặng nên có của người Việt Nam.

Nhu cầu khuyến nghị sắt (mg/ngày)

Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Nhu cầu sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học của khẩu phần

Nhu cầu sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học của khẩu phần

Hấp thu 10% **

Hấp thu 15%****

Hấp thu 10% **

Hấp thu  15% ***

0-5 Tháng

0,93

 

0,93

 

6-8 Tháng

8,5

5,6

7,9

5,2

9-11 tháng

9,4

6,3

8,7

5,8

1-2 Tuổi

5,4

3,6

5,1

3,5

3-5 Tuổi

5,5

3,6

5,4

3,6

6 -7 Tuổi

7,2

4,8

7,1

4,7

8-9 Tuổi

8,9

5,9

8,9

5,9

10-11 Tuổi

11,3

7,5

10,5

7,0

10-11 tuổi (Có kinh nguyệt)

24,5

16,4

12-14 tuổi

15,3

10,2

14,0

9,3

12-14 tuổi (Có kinh nguyệt)

32,6

21,8

15-19 tuổi

17,5

11,6

29,7

19,8

20-29 tuổi

11,9

7,9

26,1

17,4

30-49 tuổi

11,9

7,9

26,1

17,4

50 -69 tuổi

11,9

7,9

10,0

6,7

> 50 tuổi (có kinh nguyệt)

26,1

17,4

> 70 tuổi

11,0

7,3

9,4

6,3

Phụ nữ có thai (trong suốt cả quá trình)

+ 15 ****

+ 10 ****

Phụ nữ cho con bú

Chưa có kinh nguyệt trở lại

13,3

8,9

Phụ nữ sau mãn kinh

Đã có kinh nguyệt trở lại

26,1

17,4

** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g - 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 mg - 75 mg/ngày.

*** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75 mg/ngày.

**** Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành.

Vậy, người bị thiếu sắt nên bổ sung gì giúp bù đắp lượng sắt bị thiếu hụt?

1. Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt

Các thực phẩm giàu sắt giúp đáp ứng nhu cầu thiếu hụt lượng sắt của con người được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng như:

  • Động vật có vỏ như ốc, trai, sò, ngao, hến…
  • Rau cải bó xôi.
  • Gan động vật và một số loại nội tạng khác như thận, não, tim…
  • Các loại hạt họ đậu như đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan…
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt lợn, thịt cừu…
  • Các loại hạt như hạt bí ngô, diêm mạch…
  • Thực phẩm khác như gà tây, đậu phụ, cá, socola đen…

2. Bổ sung sắt thông qua các thực phẩm chức năng

Hiện nay, có rất nhiều thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho cơ thể được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, người dùng cần phải tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn sản phẩm. Trước khi sử dụng, chúng ta cần kiểm tra sức khỏe để bác sĩ chẩn đoán cơ thể bị thiếu sắt. Cần dùng thực phẩm hỗ trợ sau khi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tham khảo thêm viên uống bổ sung sắt Ferrola để bổ sung sắt cho cơ thể. Ferrola là loại sắt vô cơ, còn gọi là sắt sulfat. Chứa 114 mg Sắt (II) sulfat ( tương đương 37mg Sắt) và 0.8 mg acid folic. Ferrola chứa hàm lượng sắt cao, khả năng hấp thụ vào cơ thể khá nhanh, tỉ lệ cao. Thuốc Ferrola đã có mặt trong nhiều nhà thuốc uy tín, cũng như được đông đảo bệnh nhân tin dùng.

Tham khảo thêm thông tin chi tiết và đặt hàng sản phẩm tại link sau https://vihapha.com/ferrola-ngan-ngua-va-dieu-tri-thieu-mau-do-thieu-sat-va-acid-folic

Viết bình luận của bạn
icon icon icon icon
1800 585865 - 0919 654189