ZiUSA - Rx Thuốc kê theo đơn
Thuốc bột pha hỗn dịch uống
THÀNH PHẦN CÔNG THỨC THUỐC (cho 1 lọ):
Thành phần dược chất: Azithromycin (Dưới dạng Azithromycin TM granules 7,5% w/w) Mỗi 5ml hỗn dịch chứa 200mg Azithromycin.
DẠNG BÀO CHẾ: Thuốc bột pha hỗn dịch uống
Mô tả sản phẩm:
Bột thuốc màu trắng hoặc trắng ngà, tơi xốp, vị ngọt, mùi thơm dễ chịu.
CHỈ ĐỊNH
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới do H. influenzae, M.catarrhalis, S. pneumoniae, S. pyogenes nhẹ và vừa: Viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng vừa và nặng, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
- Bệnh mắt hột do C. trachomatis. Nhiễm Escherichia coli (ETEC).
- Bệnh thương hàn và các nhiễm Salmonella khác (chỉ dùng sau khi đã kháng fluoroquinolon). Nhiễm Shigella, E.coli.
CÁCH DÙNG-LIỀU DÙNG:
Nên dùng dạng bào chế này cho trẻ em từ 14 tuổi trở xuống.
Liều dùng:
- Viêm tai giữa cấp (trên hoặc bằng 6 tháng tuổi): ngày thứ nhất 10mg/kg/lần/ngày; tiếp theo là 5mg/kg/lần/ngày vào ngày thứ 2 cho đến ngày thứ 5.
- Viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A) (trên hoặc bằng 2 tuổi): 12mg/kg/ngày uống 1 liều duy nhất, uống trong 5 ngày.
- Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: 15mg/kg, 1 giờ trước khi phẫu thuật.
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (trên hoặc bằng 6 tháng tuổi): 10mg/kg (tối đa 500mg) uống 1 lần vào ngày thứ nhất, tiếp theo là 5mg/kg/lần/ngày (tối đa 250mg/ngày) cho vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.
- Bệnh mắt hột: 20mg/kg (tối đa 1g): 1 liều duy nhất. Hoặc 20mg/kg/lần/tuần trong 3 tuần hoặc 20mg/kg/lần, cách 4 tuần/1 lần, tổng liều: 6 tuần.
- Nhiễm Escherichia coli (ETEC): 10mg/kg/lần/ngày trong 2 ngày.
- Thương hàn và nhiễm Salmonella: 20mg/kg (tối đa 1g) ngày uống 1 lần, uống trong 5-7 ngày.
Cách dùng:
Lắc cho tơi bột thuốc trong lọ. Thêm nước đến vạch, lắc kỹ trong vài phút. Bổ sung nước vừa đủ đến vạch (nếu cần). Lắc đều trước khi sử dụng và trước khi dùng liều tiếp theo.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không sử dụng cho người bệnh quá mẫn với azithromycin hoặc với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC:
Do azithromycin đào thải chủ yếu qua gan nên phải dùng thận trọng ở người có chức năng gan bị tổn thương. Ngoài ra, tuy thông tin còn ít, azithromycin phải dùng thận trọng cho người có chức năng thận bị tổn hại có tốc độ lọc cầu thận dưới 10ml/phút.
Tuy chưa có báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng, nhưng khi dùng kháng sinh macrolid, đã thấy có, tuy rất hiếm, loạn nhịp tim, QT kéo dài, xoắn đỉnh, nhịp thất nhanh. Cần phải thận trọng khi sử dụng azithromycin, nhất là khi phối hợp nhiều thuốc, cho người bệnh đã có bệnh tim.
SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Phụ nữ mang thai:
Chưa có dữ liệu nghiên cứu trên người mang thai. Chỉ nên sử dụng azithromycin khi không có các thuốc thích hợp khác. Số liệu sơ bộ cho thấy azithromycin có thể dùng an toàn và có hiệu quả để điều trị nhiễm Chlamydia ở người mang thai, tuy vậy, số liệu chưa đủ để khuyến cáo dùng thường quy azithromycin trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ đang cho con bú:
Azithromycin đã phát hiện vào sữa mẹ. Thuốc phải dùng thận trọng cho người mẹ cho con bú.
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Sau khi dùng thuốc có thể bị ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà. Vì vậy cần tránh lái xe và vận hành máy móc sau khi uống thuốc
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC:
Vì thức ăn làm giảm khả dụng sinh học của thuốc tới 50%, do đó azithromycin chỉ được uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn.
Dẫn chất nấm cựa gà: Không sử dụng đồng thời azithromycin với các dẫn chất nấm cựa gà vì có khả năng ngộ độc.
Các thuốc kháng acid: Khi cần thiết phải sử dụng, azithromycin chỉ được dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng các thuốc kháng acid.
Carbamazepin: Trong nghiên cứu dược động học ở những người tình nguyện khỏe mạnh, không thấy ảnh hưởng nào đáng kể tới nồng độ carbamazepin hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng trong huyết tương.
Cimetidin: Dược động học của azithromycin không bị ảnh hưởng nếu uống một liều cimetidin trước khi sử dụng azithromycin 2 giờ.
Cyclosporin: Một số kháng sinh nhóm macrolid gây trở ngại đến sự chuyển hóa của cyclosporin, vì vậy cần theo dõi nồng độ và điều chỉnh liều dùng của cyclosporin cho thích hợp.
Digoxin: Đối với một số người bệnh, azithromycin có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa digoxin trong ruột. Vì vậy khi sử dụng đồng thời 2 thuốc này, cần phải theo dõi nồng độ digoxin vì có khả năng làm tăng hàm lượng digoxin.
Methylprednisolon: Những nghiên cứu được thực hiện trên những người tình nguyện khỏe mạnh đã chứng tỏ rằng azithromycin không có ảnh hưởng đáng kể nào đến dược động học của methylprednisolon.
Pimosid: Chống chỉ định phối hợp với các macrolid vì nguy cơ QT kéo dài và nhiều tai biến tim mạch nghiêm trọng.
Theophylin: Chưa thấy bất kỳ ảnh hưởng nào đến dược động học khi 2 thuốc azithromycin và theophylin cùng được sử dụng ở những người tình nguyện khoẻ mạnh, nhưng nói chung nên theo dõi nồng độ theophylin khi cùng sử dụng ở những người tình nguyện khoẻ mạnh, nhưng nói chung nên theo dõi nồng độ theophylin khi cùng sử dụng 2 thuốc này cho người bệnh.
Thuốc kháng retrovirus: Thuốc ức chế protease HIV (atanazavir, indinavir, lopinavir, nelfinavir): không cần điều chỉnh liều. Riêng đối với nelfinavir, phải theo dõi sát các ADR của azithromycin. Thuốc ức chế enzym phiên mã ngược kháng retrovirus không nucleosid (efavirenz): không cần điều chỉnh liều. Thuốc kháng retrovirus nucleotid ức chế enzym phiên mã ngược (didanosin, zidovudin): không cần điều chỉnh liều.
Thuốc làm giảm lipid máu: Nhà sản xuất cho rằng khi phối hợp azithromycin với atorvastatin, không cần phải điều chỉnh liều. Tuy nhiên, có một bệnh nhân dùng dài ngày lovastatin, khi uống azithromycin (250mg/ngày trong 5 ngày) đã bị tiêu cơ vân. Tuy cơ chế của tương tác này chưa được xác định, cần phải cân nhắc khi phối hợp azithromycin, erythromycin hoặc clarithromycin với lovastatin.
Warfarin: Khi nghiên cứu về dược động học trên những người tình nguyện khoẻ mạnh dùng liều đơn 15 mg warfarin, azithromycin không ảnh hưởng đến tác dụng chống đông máu. Có thể sử dụng 2 thuốc này đồng thời, nhưng vẫn cần theo dõi thời gian đông máu của người bệnh.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR):
Cũng như erythromycin, azithromycin là thuốc được dung nạp tốt, và tỷ lệ tác dụng không mong muốn thấp (khoảng 13% số người bệnh). Hay gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (khoảng 10%) với các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn, đầy hơi, ỉa chảy, nhưng thường nhẹ và ít xảy ra hơn so với dùng erythromycin. Có thể thấy biến đối nhất thời số lượng bạch cầu trung tính hay tăng nhất thời enzym gan, đôi khi có thể gặp phát ban, đau đầu và chóng mặt.
Ảnh hưởng thính giác: Sử dụng lâu dài ở liều cao, azithromycin có thể làm giảm sức nghe có hồi phục ở một số người bệnh.
Thường gặp, ADR >1/100
Tiêu hóa: Nôn, ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn.
Ít gặp, 1/100>ADR>1/1000
Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà.
Tiêu hóa: Đầy hơi, khó tiêu, không ngon miệng.
Da: Phát ban, ngứa.
Tác dụng khác: Viêm âm đạo, cổ tử cung...
Hiếm gặp, ADR <1/1000
Toàn thân: Phản ứng phản vệ.
Da: Phù mạch,
Gan: Men transaminase tăng cao.
Máu: Giảm nhẹ bạch cầu trung tính nhất thời.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Azithromycin thường dung nạp tốt. Đa số ADR nhẹ hoặc trung bình, ít tai biến hơn erythromycin và thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Cho uống hỗn hợp uống azithromycin cùng với thức ăn có thể cải thiện được khả năng dung nạp thuốc. Các phản ứng nghiêm trọng hiếm có thể xảy ra. Các triệu chứng thường hết khi dừng thuốc và phải điều trị triệu chứng. Tuy nhiên các biểu hiện dị ứng lại xuất hiện khi dừng điều trị triệu chứng ban đầu. Đối với trường hợp nặng, phải theo dõi và điều trị triệu chứng trong một thời gian dài. Các bất thường về test chức năng gan ở người bệnh điều trị azithromycin thường hồi phục, nhưng nếu cao nhiều, phải ngừng thuốc.
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
Triệu chứng quá liều: Chưa có tư liệu về quá liều azithromycin; triệu chứng điển hình quá liều của kháng sinh macrolid thường là giảm sức nghe, buồn nôn, nôn và ỉa chảy. Xử trí: Rửa dạ dày, và điều trị hỗ trợ.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI:
Hộp 01 lọ chứa bột pha 30 ml hỗn dịch để uống, kèm tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN: Nơi khô, dưới 30°C.
HẠN DÙNG: 24 tháng kể từ ngày sản xuất và 7 ngày đối với thuốc đã pha.
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG: TCCS.
Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I - PHARBACO
Địa chỉ mua ZiUSA uy tín, chất lượng, cam kết chính hãng tại:
- Đặt mua hàng trực tiếp từ website của công ty http://vihapha.com. Đặt hàng Online tại Zalo 0919 654 189
- Văn phòng công ty: Số 90- Lô C2 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Quận Hoàng Mai- Hà Nội. SĐT 0243 558 5014
- Giờ mở cửa: 08:00 - 17:00 từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần.
- Địa chỉ Quầy thuốc Công ty: Quầy thuốc số 1- V354. Số 120 phố Đốc Ngữ. SĐT: 0916195889 ( Call/ Zalo)
- Giờ mở cửa : Từ 09:00- 21:00 tất cả các ngày trong tuần.( Cả T7, CN)