Phân Biệt Tiểu Đường Tuýp 1 và Tuýp 2 theo hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế

admin
Thứ Ba, 11/06/2024

1 Giới Thiệu

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính và gần như không thể chữa khỏi được, là một trong những nguyên nhân chính và phổ biến gây tử vong hoặc tàn phế từ rất sớm ở các nước phát triển, chủ yếu do các biến chứng tim mạch và thần kinh. Bệnh đái tháo đường gồm 2 type chính là đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 10% và đái tháo đường type 2 chiếm gần 90%.

Trong đó việc quan trọng ban đầu đó là việc chẩn đoán chính xác người bệnh thuộc đái tháo đường type 1 hay type 2 là bước đầu để có kế hoạch đưa ra phác đồ điều trị và theo dõi phù hợp với từng loại typ.

2. Bản bên dưới đây là hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế về việc phân biệt tiểu đường type 1 và type 2

Đặc điểm

Đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 2

Tuổi xuất hiện

Trẻ, thanh thiếu niên hay gặp dưới 30 tuổi, thể trạng gầy.

Tuổi trưởng thành thường trên 30 tuổi, thể trạng béo thậm chí rất béo.

Khởi phát

Các triệu chứng rầm rộ của hội chứng 4 nhiều: Ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, đái nhiều, khát nhiều.

Chậm, thường không rõ triệu chứng thậm chí không có triệu chứng gì. Người bệnh phát hiện do khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám vì một biến chứng nào đó của bệnh.

Biểu hiện lâm sàng

- Sút cân nhanh chóng.
- Đái nhiều.
- Uống nhiều.
- Đái nhiều.
- Gầy nhiều

- Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng
- Thể trạng béo, thừa cân
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
- Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ mắc bệnh cao.
- Dấu gai đen (Acanthosis nigricans)
- Hội chứng buồng trứng đa nang

Nhiễm ceton, tăng ceton trong máu, nước tiểu

Dương tính, thậm chí nhiễm toan ceton rất nặng.

Thường không có

C-peptid

Thấp/không đo được

Bình thường hoặc tăng

Kháng thể
Kháng đảo tụy (ICA)
Kháng Glutamic acid decarboxylase 65 (GAD 65) Kháng Insulin (IAA)
Kháng Tyrosine phosphatase (IA-2)
Kháng Zinc Transporter 8 (ZnT8)

Dương tính

Âm tính

Điều trị

Bắt buộc dùng insulin

Thay đổi lối sống, thuốc viên và/ hoặc insulin tùy thuộc vào thời điểm phát hiện và triệu chứng.

Cùng hiện diện với với bệnh tự miễn khác

Hiếm

Các bệnh lý đi kèm lúc mới chẩn đoán: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì

Rất ít, nếu có, phải tìm các bệnh lý khác đồng mắc.

Thường gặp nhất là hội chứng chuyển hóa

Bảng trên đây chỉ mang tính tham khảo, thực tế trên lâm sàng các bác sĩ có thể gặp nhiều ca bệnh có những dấu hiệu trùng lặp giữa 2 type đái tháo đường. Khi đó bác sĩ cần theo dõi, đánh giá kỹ lưỡng để có thể phân loại chính xác, điều trị hiệu quả cho người bệnh.

3. Biến Chứng và Cách Phòng Ngừa

Cả hai loại tiểu đường đều có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương thần kinh và mất thị lực. Để phòng ngừa các biến chứng này, việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Điều này bao gồm:

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên
  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập luyện thể dục đều đặn
  • Dùng thuốc hoặc insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ

4. Kết Luận

Việc phân biệt rõ ràng giữa tiểu đường tuýp 1tuýp 2 giúp bệnh nhân và bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị và quản lý hiệu quả. Hiểu rõ về từng loại tiểu đường sẽ giúp bệnh nhân sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ biến chứng.

Bạn đang gặp vấn đề với tiểu đường? Dược Phẩm Vihapha cung cấp các sản phẩm điều trị tiểu đường hiệu quả. Liên hệ ngay để được tư vấn! Zalo 0919 654 189.

Tham khảo sản phẩm trị tiểu đường tại đây: https://vihapha.com/ati-parin-dapagliflozin-10mg

Viết bình luận của bạn
icon icon icon icon
1800 585865 - 0919 654189